Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của (TNDS) chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước quy định. Tất cả các chủ xe cơ giới cá nhân tổ chức (bao gồm người nước ngoài) sở hữu xe cơ giới tại Việt Nam đều phải tham gia nhằm bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba nếu không may bị thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra.

Đối tượng áp dụng

Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Gói bảo hiểm dành cho xe máy bao gồm:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc chủ xe đối với bên thứ 3.

Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm

  • Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
  • Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.

PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Xem chi tiết tại đây

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc chủ xe đối với bên thứ 3

TT Loi xe Phí bảo hiểm (đồng)
I Mô tô 2 bánh
1 Từ 50 cc trở xuống 55.000
2 Trên 50 cc 60.000
II Mô tô 3 bánh 290.000
III Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự
1 Xe máy điện 55.000
2 Các loại xe còn lại 290.000

(Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng).

Quyền lợi Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc chủ xe đối với bên thứ 3

  • Mức trách nhiệm về người: 150,000,000 VND/người/vụ
  • Mức trách nhiệm về tài sản: 50,000,000 VND/người/vụ

(*) Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.
  • Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
  • Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ.
  • Hồ sơ gồm các tài liệu được quy định tại Điều 15 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ban hành ngày 15/01/2021 của Chính phủ về bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới.